Trung Quốc Bảo tồn loài hổ

Một con hổ Mãn Châu tại Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có hổ và là quốc gia có nhiều phân loài hổ sinh sống trên khắp lãnh thổ, như phân loài hổ Hoa Nam chỉ phân bố tại đại lục Trung Quốc, phân loài hổ Mãn Châu phân bố ở vùng Đông Bắc Trung Quốc cùng với Nga và Triều Tiên, phân loài hổ Đông Dương phân bố ở miền Nam Trung Quốc cùng với Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện, phân loài hổ Ấn Độ phân bố ở vùng Tây Nam Trung Quốc, phân loài hổ Ba Tư từng phân bố ở vùng Tân Cương.

Tại Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, hàng nghìn động vật hoang dã nguy cấp như gấu, rắn, hổ đang bị nuôi nhốt trong điều kiện tồi tệ và giết thịt. Hổ, gấu, rắn và vô số các loài vật khác, hầu hết đang trong tình trạng nguy cấp, bị nuôi nhốt trong các trang trại rải khắp Đông Nam Á. Các loài động vật hoang dã bị săn bắt trái phép, bị nuôi nhốt hoặc nuôi thả, sau đó bị đem đi buôn bán một cách bất hợp pháp. Các cơ sở này là một bộ phận của ngành công nghiệp lậu thuế.

Các sản phẩm từ hổ đã được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc từ hàng thiên niên kỉ. Thị trường các loại thuốc truyền thống từ hổ tăng vọt trong những năm 1990 song song với sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc tầng lớp có đủ khả năng chi trả cho các sản phẩm đắt tiền. Để đáp ứng nhu cầu này, một số lượng lớn hổ hoang dã đã bị đặt bẫy, bắn chết và đầu độc, trong khi các trang trại hổ ở Trung Quốc tăng theo cấp số nhân.

Nhu cầu

Hình chụp một cảnh bày bán các sản phẩm y khoa ở Trung Quốc trong đó có sừng dê và pín hổ

Tại Trung Quốc và một số nước châu Á, cao hổ là mặt hàng giá trị do nhiều người tin rằng nó có tác dụng tăng cường sức khỏe, nhất là khả năng tình dục của nam giới. Xương hổ để nấu cao, da làm thảm, răng và vuốt để làm trang sức. Gần như mọi bộ phận của loài động vật này được sử dụng trong hầu hết bài thuốc trị các bệnh từ sốt, viêm khớp cho đến lở loét, ác mộng, hói đầu hay bất lực. Trong các giao dịch tham nhũng, rõ ràng tặng hổ vẫn được coi là tốt hơn mang tiền mặt. Tại Trung Quốc, nhu cầu đối với hổ lớn đến mức chúng được nuôi trong trang trại như nuôi gà, các trang trại nuôi hổ ở Trung Quốc rất lớn, với hàng ngàn con hổ bị nhốt, nuôi lấy giống và giết thịt[21].

Giá trị của các sản phẩm từ hổ tiếp tục tăng nhanh và hiện đang chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, nhu cầu đã thay đổi từ mục đích chữa bệnh trở thành biểu tượng của sự giàu có và quyền lực. Thiết đãi rượu xương hổ cũng giống như loại sâm panh thượng hạng Dom Pérignon. Da hổ cũng thường được sử dụng làm quà cho các quan chức cấp cao hoặc giúp ký kết một hợp đồng kinh doanh. Trang trí bằng da hổ cũng giống như khoe một chiếc đồng hồ Rolex hoặc treo một bức tranh của họa sĩ Rembrandt. Chứng kiến một con hổ bị giết, nấu chín, rồi sau đó ăn thịt là một hình thức đang trở nên phổ biến trong giới doanh nhân và các quan chức giàu có Trung Quốc.

Những nhà hàng vẫn phục vụ những món ăn đắt tiền như chân gấu, thịt tê tê hay thịt hổ áp chảo, dùng với rượu hổ là một loại rượu gạo ngâm với một số bộ phận hổ như dương vật, xương, hay thậm chí toàn bộ khung xương trong nhiều tháng. Giá của loại rượu này là 20USD một cốc nhỏ, còn giá một đĩa thịt hổ là 45USD rồi khoảng nửa tá cửa hàng trang sức và dược phẩm bày bán những chiếc răng, vuốt hổ với giá cắt cổ, cùng với sừng tê giác được trạm trổ hoặc tán bột, da và ngà voi. Thực đơn bày ngoài cửa nhà hàng tại khu vực Chinatown, Khu Kinh tế Đặc biệt Tam giác Vàng, ngang nhiên quảng cáo các loại thịt thú rừng, bao gồm thịt hổ áp chảo[22].

Trong một cuộc họp CITES vào năm 2014, Trung Quốc thừa nhận có cấp giấy phép kinh doanh da thú, mặc dù không tiết lộ đã ban hành bao nhiêu giấy phép. Năm 2015, họ cũng thừa nhận không có khả năng giám sát các hoạt động buôn bán, ở Trung Quốc hiện đang sản xuất rượu xương hổ, bất chấp lệnh cấm bán xương hổ vào năm 1993. Nếu Cục Quản lý Lâm nghiệp cho phép nuôi nhốt hổ hợp pháp trong bộ luật về động vật hoang dã mới sửa đổi, khi đó trách nhiệm cấp giấy phép sẽ được chuyển từ chính phủ xuống các tỉnh, khiến việc giám sát càng trở nên hạn chế[10]. Năm 2015, Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA – London) và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã lật tẩy việc bán thực phẩm, thuốc men và trang sức làm từ hàng loạt động vật cần được bảo vệ như hổ, báo, tê giá, gấu và voi tại khu kinh tế đặc biệt[22]. EIA đã phát hiện ra hàng loạt vụ lạm dụng giấy phép để bán da hổ cho khách hàng tư nhân và tiếp tục tái sử dụng giấy phép, khiến cho việc rửa da hổ hoang dã trở nên dễ dàng.

Nuôi nhốt

Những con hổ đang được nuôi nhốt ở công viên Cáp Nhĩ Tân

Trung Quốc hiện có 5.000 đến 6.000 con hổ được nuôi nhốt, phần lớn chúng được vỗ béo trong các trang trại để lấy xương và da như một loài gia súc và hiện chỉ còn bảy con hổ sống trong môi trường tự nhiên ở miền bắc Trung Quốc. Trong khi đó, có đến 5.000-6.000 con sống trong điều kiện nuôi nhốt. Có khoảng 200 trang trại hổ tồn tại ở nước này. Trong thời gian nuôi nhốt, các trại hổ sẽ mở cửa cho du khách đến tham quan, nguồn thu chính của họ chính là việc làm thịt hổ để lấy da và xương nấu cao[23].

Cục Quản lý Lâm nghiệp Trung Quốc (SFA) sẽ chính thức công bố rằng liệu hổ có nằm trong danh sách các loài nguy cấp được phép nuôi nhốt hợp pháp và khai thác lấy da, xương, răng và móng hay không. Các điều khoản trong Luật Bảo vệ Động vật Hoang dã mới ban hành của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực chưa nêu rõ những loài được bảo vệ nào được phép buôn bán một cách hợp pháp ở Trung Quốc. Khoảng 6.000 con hổ hiện đang được nuôi nhốt tại hơn 200 trang trại ở Trung Quốc.

Việc nuôi hổ để buôn bán các bộ phận và sản phẩm từ hổ là trái với Quyết định năm 2007 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) – hiệp định quốc tế được ký kết bởi 183 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Theo luật Trung Quốc, chăn nuôi hổ quy mô lớn là hợp pháp, nhưng buôn bán các bộ phận của hổ thì bất hợp pháp. Từ năm 2004, Cục Quản lý Lâm nghiệp đã ban hành giấy phép bán da từ hổ nuôi nhốt để sử dụng cho mục đích “giáo dục” hoặc “khoa học”. Đây chính là lỗ hổng pháp lý mà thị trường chợ đen có thể lợi dụng[10].

Ngược lại với Lào, kể từ năm 1992, Trung Quốc đang cố gắng xin đề nghị công ước Cites cho phép buôn bán các sản phẩm từ hổ nuôi nhốt vì nhu cầu không thể phủ nhận của thị trường nước này. Trong cuộc họp Cites gần nhất, đề xuất này đã bị từ chối mặc cho nỗ lực từ đại diện quốc gia này cố gắng thuyết phục. Các nhà bảo tồn tin rằng cần có áp lực quốc tế để thuyết phục chính phủ các quốc gia châu Á đóng cửa các trang trại nuôi nhốt hổ, gấu và nhiều động vật hoang dã khác. Nhưng vẫn còn một thực tế có tới 5.000 con hổ đang được nuôi làm thú cảnh tạ Trung Quốc[22].

Mặc dù các trang trại động vật hoang dã mới nổi lên từ những năm 1990, số lượng bị nuôi nhốt ngày càng tăng vọt. Hơn 200 trung tâm nuôi nhốt tại Trung Quốc đang giam giữ đến 6.000 con vật hoang dã. Theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Cites) vốn được kí kết bởi cả Trung Quốc và tất cả các quốc gia Đông Nam Á –hổ chỉ được nuôi nhốt với mục đích bảo tồn, không được giết mổ, không được nuôi trên quy mô thương mại làm ảnh hưởng đến hổ hoang dã. Các nhà bảo tồn cũng buộc tội các trang trại hổ tại Trung Quốc về những hành vi bất hợp pháp, mặc dù hai trong số các trang trại này nhận vốn đầu tư từ chính phủ. Luật pháp Trung Quốc cho phép buôn bán da hổ một cách hạn chế, và xương hổ đã bị cấm từ năm 1993. Các trang trại vẫn tiếp tục cung cấp xương hổ để ngâm rượu, và da hổ hoang dã vẫn được bày bán dưới mác hổ nuôi nhốt.

Nhiều cơ sở lai tạo hổ nuôi thương mại cung cấp cho rạp xiếc, vườn thú và nhiều điểm tham quan khác những con vật trưng bày để phục vụ du khách. Trong nhiều năm qua, nhiều nhóm bảo tồn và các phương tiện truyền thông đã phản ánh điều kiện sống khắc nghiệt tại các cơ sở này, với những chú hổ hốc hác chỉ còn da bọc xương, một số bị biến dạng do thiếu dinh dưỡng và giao phối cận huyết, bị nhốt trong những chiếc cũi bằng bê tông như các nhà tù. Những con hổ không cần phải khỏe mạnh. Chúng được nuôi lớn nhằm mục đích sinh lời từ các bộ phận, đôi khi lên tới quy mô công nghiệp. Những trang trại nhân giống không đảm bảo có phương thức lai tạo tốc độ bằng cách tách con con khỏi mẹ của chúng ngay sau khi sinh, để con cái có thể nhanh chóng sinh ra một con hổ khác. Hai trong số những trang trại gây giống lớn nhất, với ít nhất 1.000 con hổ ở mỗi trang trại, được thành lập với kinh phí từ Cục Quản lý Lâm nghiệp Trung Quốc[10].

Vườn thú ở Trung Quốc cho hổ ăn lừa làm một nhóm các nhà đầu tư giận dữ đã cho một con lừa vẫn sống nguyên vào khu chuồng cọp cho hổ ăn thịt, sau khi tranh cãi với ban lãnh đạo sở thú. Sở thú nói rằng các cổ đông đã quăng con lừa vào khu chuồng cọp trong cơn tức giận. Người ta nhìn thấy cảnh con lừa bị đẩy từ chiếc xe tải ra, rồi đẩy vào cái hào trong khu nuôi hổ, nơi nó nhanh chóng bị bầy hổ phát hiện. Một số con thú, gồm hai hươu cao cổ và một con tinh tinh, đã chết bởi sở thú không xin được giấy phép để đưa chúng tới nơi khác chữa bệnh. Họ nghi rằng sở thú thông đồng với tòa án lừa các cổ đông nhỏ, và trong cơn tức giận đã quyết định thả lừa và cừu vào cho hổ ăn, sau khi con lừa bị đẩy vào, nhân viên sở thú đã chặn được việc các cổ đông ném tiếp cừu vào chuồng cọp[24].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảo tồn loài hổ http://m.baonga.com/xa-hoi-nga.nd129/lap-khu-bao-t... http://www.bbc.com/vietnamese/world-38037195 http://www.bbc.com/vietnamese/world-40172102 http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/Scienc... http://www.vast.ac.vn/tin-tuc-su-kien/tin-khoa-hoc... http://m.anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/loai-ho-o... http://antt.vn/vu-chau-be-bi-ho-vo-nghi-van-nup-bo... http://baodatviet.vn/khoa-hoc/su-kien/vo-doi-tuong... http://baophapluat.vn/du-lich/vi-bao-ve-ho-hang-tr... http://m.baophapluat.vn/quoc-te/mang-luoi-buon-ho-...